Thông tin Mồ mả Tộc Nguyễn Văn Thạnh Mỹ

1-/ Mộ tổ: Có 3 vị. Mộ cụ ông ở giữa, mộ 2 cụ bà ở 2 bên. Chôn tại đồi Dốc Sỏi. Đến đầu dốc (hướng từ Cốc Dù xuống) rẽ về tay trái độ 200m nhìn ra hướng đông bắc sẽ thấy mộ. Trước đây mộ đất này đã làm mộ xây, có vòng thành chung quanh, trụ ngỏ hình xoắn ốc. Nhà và văn bia ngay trước mộ cụ ông.

2-/ Mộ tộc: Gồm 2 vị xuất nhánh của nhánh I và nhánh II chôn tại rừng tràm còn xuất nhánh III và IV không biết ở đâu ngoài ra còn khoảng hơn 100 ngôi mộ mà hằng năm tộc lo dẩy dọn, đa số tập trung ở khu vực vườn bà May (gần Hố xe) và vườn Đình một ít tại Gò Truyền. Mộ ở các phái và mộ tư nhân do phái và các gia đình quản lý.

3/ DỜI MỘ CỤ TỔ

Câu chuyện thứ nhất:

Theo các cụ cao niên kể lại thì sau khi con cháu cụ bà lớn ổn định cụ tổ đi vào vùng Kỳ Mỹ. Quán Rườn lấy thêm cụ bà hai (Có lẽ cụ bà lớn đã mất) sinh con cháu và sống cùng cụ bà hai đến cuối đời. Tại đây cụ lập làng lấy tên làng Thạnh Mỹ thuộc Kỳ Mỹ, Tam Kỳ.
Sau khi cụ ông và cụ bà Hai mất đều chôn gần nhau tại vùng đó. Hằng năm đến chạp mả các cụ con bà lớn ở ngoài Thăng Bình vào cùng các con cháu bà hai lo việc giỗ chạp, cúng lễ. Được một thời gian các cụ bàn nhau dời lén mộ cụ ông và cụ bà về ngoài này chôn chung với cụ bà lớn. Do đó ngày nay mộ tổ có 3 vị như ta thấy. Tại sao dời lén thì không ai rõ, song có lẽ sợ nói ra sợ con cháu bà hai không chịu và canh giữ sẽ khó thực hiện.
Kế hoạch được bàn định như sau:

• Bộ phận đi trước: Vào trước như mọi năm lo việc cùng với con cháu ở trong đó tổ chức dẫy mả, cúng kiến như mọi năm.
• Bộ phận đi sau: Chuẩn bị quang quách, chiên trống, đèn đuốc, cuốc xẻn chiều 13 ÂL mới đi, vào đến Tam Kỳ chờ trời tối đến nơi mộ của 2 cụ chong đèn đuốc lên đào hốt cho vào quang quách xong lấp lại đắp như củ. Ngày xưa vào ban đêm tại những vùng gò mả thấy đèn đuốc người ta sợ ma (ma đuuốc) nên không giám đến vì thế việc dời lén không bị phát hiện. Âm thầm khiêng về, ra đến Quán Gò địa phận Thăng Bình mới khởi chiên trống đưa về chôn cùng cụ bà lớn tại đồi Dốc Sơi ngày nay.

Sau khi biết mộ đã bị dời con cháu bà cụ Hai ở Kỳ Mỹ – Quán Rươn xem như sự đã rồi nên sau đó vẫn cử người ra Thăng Bình lo chạp mả như các bậc đàn anh đã làm với họ trước đây. Được một thời gian thì nghe nói trong dịp chạp mả nào đó, do bất đồng trong việc cẩn biếu thế nào mà sinh ra cãi vã, từ đó dẫn đến bất hòa rồi hai bên không qua lại với nhau. Tiếp đến chiến tranh loạn lạc kéo dài không còn liên lạc gì với nhau nữa, từ đó đến nay xem như mất bộ phận con cháu bà nhỏ ở làng Thạnh Mỹ, Kỳ Mỹ, Quán Rươn.
Có lẽ bộ phận này vẫn còn trong đó, song vì mất liên lạc quá lâu nên không tìm được đó thôi.

Câu chuyện thứ hai:

Theo lời kể của anh Nguyễn Văn Thanh Dân thời đó giữa cụ Trần Dư (Tam Kỳ) là Quan Sơn Phòng Sứ phía Nam và cụ Nguyễn Văn Trường (Thạnh Mỹ) quan bố chánh tỉnh Bình Định là 2 gia đình thông gia nên cụ Nguyễn Văn Trường phối hợp với cụ Trần Dư tổ chức 3 đêm hát bộ tại vùng đó (Tam Kỳ). Lợi dụng lúc dân chúng đổ xô đi xem hát chúng ta vào dời lén mộ. Sau khi phát hiện mộ đã bị dời lén con cháu ở Tam Kỳ rất bất bình, giận dữ song không có bằng chứng nên không kiện tụng gì được, kể từ đó hai bên cắt đứt liên hệ.
Như vậy:
– Việc dời lén mộ là có thật, song bối cảnh như thế nào vì là những chuyện kể nên không có tư liệu để kiểm chứng tính chính xác.
– Chúng ta có một bộ phận con cháu đời sau ở Tam Kỳ nhưng do bất hòa nên mất liên hệ.

(Ghi chép theo lời Ông Nguyễn Thế Phú)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *